Tại sao kiểm định chất lượng sản phẩm lại quan trọng trong quá trình sản xuất tôn thép? Quá trình kiểm định chất lượng diễn ra như thế nào và cần những đáp ứng những tiều chí nào?
Mục lục
1. Tại sao kiểm định chất lượng lại đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tôn thép?
1.1. Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
1.2. Đảm bảo an toàn
1.3. Đảm bảo chất lượng
1.4. Kiểm soát quy trình sản xuất
2. Quá trình kiểm định chất lượng trong sản xuất tôn thép
2.1. Kiểm tra vật liệu đầu vào
2.2. Kiểm tra trong quá trình sản xuất
2.3. Kiểm tra nghiệm thu
3. Quy trình kiểm định, kiểm tra thép kết cấu
3.1. Mục đích kiểm định kết cấu
3.2. Nội dung thực hiện
1. Tại sao kiểm định chất lượng lại đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tôn thép?
Kiểm định chất lượng trong sản xuất tôn thép quan trọng vì nó đảm bảo rằng sản phẩm tôn thép đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết và đáng tin cậy. Dưới đây là một số lý do cụ thể:
1.1. Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
Kiểm định chất lượng đảm bảo rằng sản phẩm tôn thép được sản xuất theo các yêu cầu kỹ thuật nhất định, bao gồm độ dày, độ cứng, độ bền, khả năng chống ăn mòn, khả năng chống cháy, và các tính chất khác. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn cần thiết và có thể sử dụng an toàn và đáng tin cậy trong các ứng dụng khác nhau.
1.2. Đảm bảo an toàn
Tôn thép được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm xây dựng, đóng tàu, ô tô và hàng không. Điều này đặt ra yêu cầu cao về an toàn và độ tin cậy của sản phẩm. Kiểm định chất lượng giúp đảm bảo rằng tôn thép không có các khuyết tật nguy hiểm như chứng tỏ bằng việc kiểm tra khả năng chống nứt, khả năng chịu tải và độ bền trong điều kiện khắc nghiệt.
1.3. Đảm bảo chất lượng
Sản phẩm tôn thép được sử dụng trong nhiều công trình cơ sở hạ tầng quan trọng như cầu, tòa nhà cao tầng và nhà máy điện. Chất lượng sản phẩm cần phải được đảm bảo để tránh các sự cố không mong muốn như sụp đổ, hỏng hóc hoặc tai nạn. Kiểm định chất lượng giúp đảm bảo rằng tôn thép đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng và đáng tin cậy cho các công trình này.
1.4. Kiểm soát quy trình sản xuất
Kiểm định chất lượng không chỉ kiểm tra sản phẩm cuối cùng mà còn kiểm soát quy trình sản xuất để đảm bảo rằng các thao tác sản xuất đáp ứng các yêu cầu chất lượng. Việc này giúp cải thiện hiệu suất sản xuất, giảm số lượng sản phẩm không đạt chất lượng và tăng độ tin cậy trong quá trình sản xuất tôn thép.
2. Quá trình kiểm định chất lượng trong sản xuất tôn thép
Việc kiểm soát chất lượng thép kết cấu sử dụng trong các công trình dân dụng hay công nghiệp phải trải qua quy trình nghiêm ngặt. Đồng thời được thực hiện bởi các đơn vị đánh giá chất lượng (QC) chuyên nghiệp. Cụ thể các bước kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng khi sản xuất kết cấu thép như sau:
2.1. Kiểm tra vật liệu đầu vào
Việc kiểm tra vật liệu đầu vào cần phải kiểm tra xuất xứ của vật liệu và các thông số cơ lý tính của vật liệu. Việc kiểm tra cơ lý tính của vật liệu cần được sự hỗ trợ của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn.
2.2. Kiểm tra trong quá trình sản xuất
Việc kiểm tra chế tạo được thực hiện theo tài liệu công nghệ của nhà chế tạo. Khối lượng kiểm tra phải đủ để đánh giá chất lượng các nguyên công đã thực hiện. Công tác kiểm tra phải thực hiện theo yêu cầu của các tiêu chuẩn hoặc chỉ dẫn kỹ thuật chỉ dẫn kỹ thuật và tài liệu thiết kế cho kết cấu.

Thành phần các thông số kiểm tra trong quá trình kiểm tra và toàn bộ công tác kiểm tra, cũng như độ chính xác và tính ổn định của các thông số của chế độ công nghệ của các nguyên công chế tạo phải tuân theo các tiêu chuẩn của hệ thống công nghệ thống nhất của việc chuẩn bị sản xuất theo các tiêu chuẩn tương ứng do đơn vị thiết kế chỉ định
Đối với các cấu kiện sản xuất đơn chiếc và sản xuất loạt nhỏ việc kiểm tra toàn bộ có thể thực hiện theo yêu cầu của tiêu chuẩn này. Nếu như giá trị thực tế của một tông số bất kỳ vượt ra khỏi giới hạn cho phép thì chi tiết này bị loại và khi khối lượng chi tiết cần kiểm tra của loạt sản phẩm tăng gấp đôi. Trong trường hợp kiểm tra lần hai nếu các chi tiết đều sai cùng một loạt thông số thì toàn bộ loạt sản phẩm phải chế tạo lại và tiến hành kiểm tra như cũ.
2.3. Kiểm tra nghiệm thu
Khi kiểm tra nghiệm thu tiến hành nghiệm thu các chi tiết đã chế tạo xong về mặt chất lượng dựa trên các số liệu kiểm tra vật liệu đầu vào, kiểm tra trong quá trình thi công, kiểm tra theo chu kỳ kiểm tra bổ sung. Việc kiểm tra chu kỳ được thực hiện theo định kỳ, nó được quy định trong các tài liệu công nghệ của nhà chế tạo, hoặc ngoài kế hoạch, trong trường hợp thực hiện khi kiểm tra nghiệm thu thường xuyên theo yêu cầu của tài liệu tiêu chuẩn hoặc tài liệu thiết kế.
Khi kết quả kiểm tra định kỳ trong đạt kết quả, kết cấu xưởng phải được đánh dấu cho đến khi loại bỏ được hết nguyên nhân gây khuyết tật. Kiểm tra nghiệm thu mỗi loại kết cấu phải thực hiện theo danh mục chỉ tiêu và các chuẩn đoán đã được thống kê. khi lựa chọn kiểm tra đơn của sản phẩm, kể cả việc tổ hợp, khối lượng phải được quy định theo yêu cầu ; khi kiểm tra cụ thể cho từng đơn vị sản phẩm.

Người sử dụng có quyền tiến hành kiểm tra vật tư đầu vào của các sản phẩm, lúc này sử dụng quy tắc kiểm tra nghiệm thu được quy định theo tiêu chuẩn này, theo các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật hoặc tài liệu thiết kế cho các kết cấu cụ thể.
3. Quy trình kiểm định, kiểm tra thép kết cấu
3.1. Mục đích kiểm định kết cấu
Kiểm định kết cấu công trình nhằm mục đích kiểm tra khả năng chịu lực, đánh giá độ an toàn của công trình.
Kiểm định để kiểm tra khả năng chịu lực khi công trình chuẩn bị nâng tầng, thay đổi công năng, hoàn công…
Kiểm định để đánh giá độ an toàn khi công trình bị sự cố: nứt, nghiêng, lún sụt, cháy…
3.2. Nội dung thực hiện
- Kiểm định kết cấu bê tông cốt thép
- Kiểm tra các khuyết tật, hư hỏng công trình: nứt, thấm, bong tróc…
- Kiểm tra kích thước tổng thể công trình, kích thước hình học các cấu kiện: móng, cột, dầm, sàn.
- Kiểm tra cường độ bê tông các cấu kiện cột, dầm, sàn.
- Kiểm tra số lượng và đường kính cốt thép các cấu kiện cột, dầm, sàn.
- Kiểm tra cường độ cốt thép các cấu kiện cột, dầm, sàn.
- Kiểm tra độ võng dầm, sàn.
- Kiểm tra chiều dày lớp bê tông bảo vệ các cấu kiện cột, dầm, sàn
- Kiểm tra độ thẳng đứng của cột.
- Kiểm tra độ nghiêng tổng thể công trình.
- Tính toán kiểm tra khả năng chịu lực của công trình.
- Kiểm tra, đánh giá độ an toàn của công trình.
- Kiểm định kết cấu thép
- Kiểm tra các khuyết tật, hư hỏng công trình: nứt, thấm, bong tróc…
- Kiểm tra kích thước tổng thể công trình, kích thước hình học các cấu kiện: móng, khung thép.
- Kiểm tra cường độ cốt thép khung kèo.
- Kiểm tra số lượng, chất lượng liên kết bu lông, mối hàn ở các mắt liên kết.
- Kiểm tra độ võng khung kèo.
- Kiểm tra độ thẳng đứng của cột.
- Kiểm tra độ nghiêng tổng thể công trình.
- Tính toán kiểm tra khả năng chịu lực của công trình.
- Kiểm tra, đánh giá độ an toàn của công trình.
- Tiêu chuẩn thực hiện:
- Sản xuất kết cấu thép phải được thiết kế đạt các yêu cầu theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
- Đáp ứng các chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001, AISC (Hoa Kỳ) hay S1 (Singapore).
- Hệ thống Quản lý chất lượng nội bộ phải đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc tế.
- Các chuyên viên quản lý chất lượng (QC) phải có các chứng nhận của Hiệp hội Hàn Hoa Kỳ (AWS), Hiệp hội Thử nghiệm Không phá hủy Hoa Kỳ (ASNT). Cùng với chứng nhận kiểm soát chất lượng BGAS – CSWIP,...
- Nguyên liệu đầu vào phải phù hợp với tiêu chuẩn ASTM cùng với các tiêu chuẩn JIS, BS,…
Thúy Huynh